Đang truy cập: 108
Trong ngày: 1601
Trong tuần: 2360
Lượt truy cập: 473710

Lượt xem: 258

  Hà Nội      Hình ảnh Hà Nội        Sở VH Và TT Hà Nội       Sở DL Hà Nội      UBND Tp.Hà Nội       Cổng GTĐT      Cổng TTĐT

 Tp.HCM      Sở VH Và TT Tp.HCM       Sở DL Tp.HCM       UBND Tp.HCM      Vp UBND Tp.HCM      Cổng TTĐT

 Bảo Tàng LSQG       Việt Bắc       Hình ảnh Việt Bắc 

 

 

 "Việt Bắc - thủ đô gió ngàn"

 

         Từ năm 1946, Việt Bắc đã trở thành thủ đô kháng chiến , thủ đô gió ngàn, nơi núi rừng hiểm trở. Việt Bắc đã là nơi hội tụ đủ các yếu tố địa lợi và nhân hòa để xây dựng căn cứ địa cách mạng, nơi nuôi chí bền gan của cả dân tộc, là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung Ương Đảng và chính phủ đưa ra những quyết sách chiến lược, sáng suốt, kịp thời, lãnh đạo cả dân tộc Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp thành công . Chiến khu Việt Bắc gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ,1946 - 1954. Trong suốt chín năm kháng chiến, Việt Bắc được mệnh danh là “thủ đô kháng chiến”, “thủ đô gió ngàn”. Kỷ niệm 75 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2021), Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia phối hợp với Cục Lưu Trữ - Văn Phòng Trung Ương Đảng trưng bày chuyên đề “Việt Bắc - thủ đô gió ngàn”. Nội dung trưng bày khẳng định và giúp mọi người hiểu sâu sắc thêm vị trí, tầm vóc, giá trị lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến19/12/1946 ,  khẳng định vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân đối với cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc trong những năm 1946 - 1954. Thông qua trưng bày, Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia phối hợp với Cục Lưu Trữ - Văn Phòng Trung Ương Đảng cùng công chúng ôn lại những năm tháng đấu tranh anh dũng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược , những thắng lợi đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.  

         Ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, với phương châm “toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”, cả dân tộc Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược . Với diện tích trưng bày 200m2 , với gần 200 hiện vật, tài liệu, hình ảnh, trưng bày, cùng công chúng ôn lại những năm tháng chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thông qua trưng bày, Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia phối hợp với Cục Lưu Trữ - Văn Phòng Trung Ương Đảng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí cách mạng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện thắng lợi nghị quyết của đại hội Đảng.

 

Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia

 

 

Nội dung trưng bày : 

Phần mở đầu : Giới thiệu thành quả “Cách mạng tháng 8 gắn với sự ra đời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa .

Phần II : Quyết tử để tổ quốc quyết sinh – Hà Nội cùng cả nước kháng chiến : Tiểu cảnh về nhân dân Hà Nội kháng chiến, nổi bật là hình ảnh quyết tử quân ôm bom ba càng đón đánh xe tăng quân Pháp . 

Ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”. Với tinh thần “Quyết tử để tổ quốc quyết sinh”, quân và dân thủ đô Hà Nội đã nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến trên cả nước, kiên cường chiến đấu giam chân địch trong thành phố 60 ngày đêm , để kịp thời di chuyển kho tàng, công xưởng, máy móc lên chiến khu , kịp thời xây dựng lực lượng kháng chiến, bảo vệ an toàn cho Trung Ương Đảng, chính phủ trở lại căn cứ địa Việt Bắc , chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. 

 Phần III : Việt Bắc-Thủ đô gió ngàn : Giới thiệu hình ảnh cơ quan đầu não kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc , hình ảnh hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng, chính phủ tại chiến khu Việt Bắc.

Phần IV : Quyết chiến, quyết thắng : Tháng 12/1953, Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3/1954 - 07/5/1954), sau 56 ngày đêm quyết chiến, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, bảo vệ độc lập dân tộc.

Phần kết thúc : Khúc khải hoàn : Giới thiệu hình ảnh bô đội về giải phóng thủ đô 10/10/1954. Nhân dân Hà Nội đón chào chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung Ương Đảng và chính phủ trở về thủ đô và Việt Bắc hôm nay.

 

 

 

Một số hình ảnh giai đoạn 1945 - 1955 : 

 

vb202243

 

 

 

 

 

 

Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn độc lập" tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á  .

 

 

vb202250

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 12/1946, nhân dân tập trung nghe "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của chủ tịch Hồ Chí Minh qua loa phóng thanh .

 

 

 

vb202270

 

 

 

 

 

Các chiến sĩ ở pháo đài Láng sẵn sàng chiến đấu mở màn toàn quốc kháng chiến, ngày 19/12/1946 .

 

 

 

vb2022122

 

 

 

 

 

 

 

 

Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng quân Pháp trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946.

Trong ảnh: chiến sĩ Trần Thành (tức Nguyễn Văn Thiềng), thuộc tiểu đoàn 212 - mặt trận Hà Nội, trung đội trưởng, chỉ huy trung đội bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu .

 

 

vb2022681

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn chiến đấu kiên cường bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của thủ đô trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

 

 

 

vb202267

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quân và dân Hà Nội đào giao thông hào ngay trong Bắc Bộ Phủ, sẵn sàng chiến đấu chống thực dân Pháp .

 

 

 

vb2022661

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân dân khu phố Mai Hắc Đế - Hà Nội dùng bàn, ghế, giường tủ, ...  dựng chướng ngại vật để chặn bước tiến của quân Pháp trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946 .

 

 

 

vb2022651

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân dân Hà Nội chặt cây làm chướng ngại vật để chặn bước tiến của quân Pháp trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946 .

 

 

 

vb202264

 

 

 

 

 

 

 

 

Bom ba càng - Quyết tử quân Hà Nội dùng để đánh xe tăng quân Pháp trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946 .

 

 

 

vb202260

 

 

 

 

 

 

Súng ngắn của chiến sĩ Trung Đoàn Thủ Đô dùng chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946 .

 

 

 

vb202259

 

 

 

 

 

 

 

Súng trung liên của chiến sĩ Trung Đoàn Thủ Đô dùng chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946  .

 

 

 

vb202263

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Áo của chiến sĩ Trung Đoàn Thủ Đô mặc trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946 .

 

 

 

vb202262

 

 

 

 

 

 

Băng đeo tayChiến sĩ Trung Đoàn Thủ Đô dùng trong những năm 1946 – 1947 .

 

 

 

vb202261

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phù hiệu - Chiến sĩ Trung Đoàn Thủ Đô dùng trong những năm 1946 - 1947 .

 

 

 

vb2022551

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công nhân nhà máy Cơ Khí Trần Hưng Đạo (Hà Nội) vận chuyển máy sản xuất ra vùng tự do trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946 .

 

 

 

vb202257

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quân ta chiến đấu tại mặt trận phía đông Đà Nẵng, tháng 12/1946 .

 

 

 

vb2022561

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quân ta bao vây thành Huế trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946 .

 

 

 

vb202254

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiến sĩ Trung Đoàn Thủ Đô vượt sông Hồng , rút quân an toàn lên Chiến Khu Việt Bắc, sáng ngày 18/02/1947 .

 

 

 

vb202253

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một đơn vị quyết tử của Hà Nội tại chiến khu Việt Bắc, đầu năm 1947 .

 

 

 

vb2022521

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bác Võ Nguyên Giáp thăm cán bộ, chiến sĩ Trung Đoàn Thủ đô trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, năm 1947 .

 

 

 

vb202248

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong ngôi nhà sàn tại Chiến Khu Việt Bắc, năm 1947. (Cạnh hang Bòng - Sơn Dương - Tuyên Quang) .

 

 

 

vb202273

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác từ Đèo Khế - Thái Nguyên sang Tuyên Quang, năm 1947 .

 

 

 

vb2022145

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ông Võ Nguyên Giáp (thứ tư, từ trái sang) cùng một số đại biểu tại Hội Nghị Chính Trị Viên Toàn Quốc - lần thứ 2 - tại Định Hóa - Thái Nguyên trước chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông, năm 1947 .

 

 

 

vb202276

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự hội nghị Hành Chính Kháng Chiến Toàn Quốc tại Chiến Khu Việt Bắc, năm 1948. 

 

 

 

vb2022148

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội nghị quân du kích toàn quốc - lần thứ 2 - tháng 4/1948 .

 

 

 

vb2022146

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lễ thành lập bộ đội địa phương ở tỉnh Quảng Bình, năm 1948 .

 

 

 

vb2022142

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ du kích Khánh Thiện - Ninh Bình - dùng súng trường bắn rơi máy bay địch, năm 1948 .

 

 

 

vb2022972

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ nữ Thái Nguyên vá áo cho bộ đội tiểu đoàn 60 khi đơn vị hành quân qua Thái Nguyên, ngày 05/01/1949 .

 

 

 

vb2022150

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lễ thành lập Đại Đoàn Quân Tiên Phong - Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, ngày 28/8/1949 .

 

 

 

vb2022771

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một cuộc họp của Trung Ương Đảng tại Chiến Khu Việt Bắc, năm 1949.

(Từ trái sang phải, các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh) . 

 

 

vb202278

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội nghị cán bộ văn hóa ở Chiến Khu Việt Bắc năm 1949.

(Trong ảnh ngồi hàng đầu, từ trái sang phải là các đồng chí: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Trần Huy Liệu)

 

 

vb202281

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đoàn đại biểu Nam Bộ, tháng 10/1949.

Đoàn đại biểu Nam Bộ từ chiến trường miền Nam ra chiến khu Việt Bắc báo cáo với Trung Ương Đảng, bác Hồ và Chính Phủ về tình hình và quyết tâm kháng chiến của đồng bào, chiến sĩ miền Nam .

 

 

vb20221171

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh xem bức tranh vẽ bằng máu của họa sĩ Diệp Minh Châu do đồng chí Trần Văn Trà mang từ Nam Bộ ra chiến khu Việt Bắc, năm 1949 .

 

 

vb202279

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp sau phiên họp hội đồng Chính Phủ tại chân đèo De - xã Tân Trào - huyện Sơn Dương - Tuyên Quang, năm 1950 .

 

 

 

vb202280

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu về dự đại hội Đại Biểu Phụ Nữ Toàn Quốc lần thứ nhất (nhiệm kỳ 1950-1956) tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên từ ngày 14 đến 19/4/1950 .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng chí Lê Văn Lương tiếp đồng chí Leo-phi-ghe, đại biểu Đảng Cộng Sản Pháp đến thăm trường Nguyễn Ái Quốc tại Việt Bắc, năm 1950 .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các nhà báo Việt Nam và quốc tế dự đại hội lần thứ nhất- Hội Những Người Làm Báo Việt Nam - tại Việt Bắc, năm 1950

 

vb2022105

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nông dân tỉnh Bắc Kạn đang thu hoạch lúa mùa, năm 1950 .

 

 

 

vb202242

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài quan sát trận đánh mở màn của bộ đội ở Đông Khê - Cao Bằng -  trong Chiến Dịch Biên Giới, tháng 9/1950.

 

 

 

vb202296

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm gia đình ông Tướng Văn Trang, dân tộc Dao, tại xóm Đá Bàn - xã Mỹ Bằng - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang, năm 1950 .

 

 

 

vb2022511 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Trung Ương Đảng tại văn phòng Trung Ương Đảng ở chiến khu Việt Bắc năm 1950.

Hàng ngồi từ trái sang phải, các đồng chí: Trần Đăng Ninh, chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng.  Hàng đứng từ trái sang phải, các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh .

Ngay từ cuối tháng 10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử đồng chí Nguyễn Lương Bằng lên Việt Bắc để chỉ đạo việc chuẩn bị các mặt cho kháng chiến. Tháng 11/1946, đội công tác đặc biệt do đồng chí Trần Đăng Ninh dẫn đầu lên Việt Bắc, tìm địa điểm để xây dựng khu căn cứ an toàn cho các cơ quan của Trung Ương Đảng.


 

 

 

 

 

Các học viên trường Nguyễn Ái Quốc tại chiến khu Việt Bắc, năm 1951 .

 

vb202282

 

 

 

 

 

Tranh vẽ Đại hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ II Đảng Cộng Sản Đông Dương, tại Tuyên Quang, tháng 02/1951 .

 

vb2022831

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị tại Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ II của Đảng Cộng Sản Đông Dương, tại Tuyên Quang, tháng 2/1951.

Đại hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ II của Đảng Cộng Sản Đông Dương họp tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình) - huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 11-19/2/1951. Đại hội quyết định nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn .

 

 

vb2022841

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đồng chí Trường Chinh - tổng bí thư Đảng Cộng Sản Đông Dương đọc báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” tại đại hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ II của Đảng Cộng Sản Đông Dương, tại Tuyên Quang, tháng 02/1951 .

 

 

 

vb202285

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổng bí thư Trường Chinh trao đổi về các văn kiện đại hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ II của Đảng, tháng 02/1951 tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang .

 

 

 

vb202286

 

 

 

 

 

 

 

Các đại biểu dự đại hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ II của Đảng tại Tuyên Quang, tháng 02/1951.

(Hàng ngồi, từ trái sang phải, các đồng chí: Tố Hữu, Tôn Đức Thắng, Hà Huy Giáp, Hồ Viết Thắng, chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hàng đứng, từ trái sang phải, các đồng chí: Ung Văn Khiêm, Chu Văn Tấn, Lê Văn Lương, Trần Quốc Hoàn, Lê Thanh Nghị, Hoàng Quốc Việt, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Khang, Nguyễn Lương Bằng, tổng bí thư Trường Chinh).

 

 

 

vb2022107

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công binh xưởng đầu tiên ở chiến khu Việt Bắc, tháng 02/1951 .

 

 

 

vb2022100

 

 

 

 

 

 

 

Đại Hội Toàn Quốc Thống Nhất Mặt Trận Việt Minh - Liên Việt thành Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam tại Tuyên Quang, ngày 3/3/1951. 

 

 

 vb2022751

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác, Tuyên Quang, năm 1951.

 

 

 

vb2022103

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh kỷ niệm với các đại biểu về dự đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc họp tại Việt Bắc, từ ngày 01 đến ngày 06/5/1952 .

 

 

vb2022121

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bác sĩ Hồ Đắc Di - giám đốc trường Đại Học Y Dược - đang giảng bài tại chiến khu Việt Bắc, năm 1953 .

 

 

 

vb20221191

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia văn nghệ trong tháng đoàn kết hữu nghị Việt - Trung - Xô tại chiến khu Việt Bắc, năm 1953 .

 

 

 

vb202235


 

 

 

 

 

 

Bộ Chính Trị họp quyết định mở chiến dịch Đông Xuân, tháng 12/1953

Ngày 6/12/1953, tại Chiến khu Việt Bắc , Tỉn Keo - xã Phú Đình -  huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên, chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với các đồng chí trong Bộ Chính Trị thông qua chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông - Xuân (1953 - 1954), quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp hai nhà điện ảnh Liên Xô- Carmen và Suring tại Việt Bắc, năm 1954 .

 

 

vb202234

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ tổng tư lệnh họp bàn kế hoạch, phương án tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tháng 1/1954. 

(Từ trái sang, các đồng chí: Văn Tiến Dũng, Trần Đăng Ninh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh).

 


 

 

vb202233

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bàn phương án tác chiến năm 1954 . (Đại tướng Võ Nguyên Giáp mặc áo màu đen . Đại tướng luôn khắc ghi lời dạy của Bác:“Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh”) .


 

 

vb202232

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiết bị liên lạc trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 .

 

 

 

vb202228

 

 

 

 

 

 

 

 

Hành quân lên mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954 .

 

 

 

vb202230

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đoàn xe thồ của dân công vận chuyển lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 .

 

 

 

vb2022271

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận chuyển phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 .

 


 

 vb2022261

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đoàn ngựa thồ vận chuyển lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 .

 

 

 

vb2022142

 

 

 

 

vb202217

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lá cờ "quyết chiến , quyết thắng" tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri, ngày 7/5/1954.

 

 

 

vb2022161

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ tham mưu quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị bắt sống , chiều ngày 7/5/1954 .

 

 

vb202218

 

 

 

Mảnh nắp hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri tại Điện Biên Phủ năm 1954 .

 

 

vb202220

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số quân hàm, quân hiệu, huy chương của quân Pháp bị bắt ở Điện Biên Phủ tháng 5/1954 .

 

 

 

vb202219

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghế của tướng Đờ Ca-xtơ-ri tại sở chỉ huy quân Pháp - Điện Biên Phủ , năm 1954 .

 

 


 vb2022151

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đồng bào dân tộc Tây Bắc liên hoan mừng chiến thắng Điện Biên Phủ , tháng 5/1954 .

 

 

 

vb202214

 

 

 

 

 

 

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ngày đại lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ tại Mường Phăng , ngày 13/5/1954.

 

 

 

vb202213

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn huy hiệu cho các chiến sỹ đã chiến đấu và chiến thắng ở Điện Biên Phủ , tháng 5/1954 .

 

 

 

vb202212

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ông Tạ Quang Bửu thay mặt phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký "Hiệp định đình chiến ở Đông Dương", ngày 21/7/1954 .

 

 

 

vb202211

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân dân miền Nam mít tinh chào mừng hòa bình được lập lại ở Việt Nam .

 

 

 

vb20224

 

 

 

 

 

 

 

 

Cờ : Nhân dân phố Hàng Mắm - Hà Nội - thêu, dùng chào đón bộ đội về giải phóng Hà Nội, tháng 10/1954.

 

 

vb2022143

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân dân Hà Nội chào đón bộ đội về tiếp quản thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954.

 

 

vb20222

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày 1/1/1955, hàng chục vạn nhân dân thủ đô Hà Nội đã tổ chức mít tinh và tuần hành mừng đón Trung Ương Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh  trở về thủ đô sau gần 9 năm lên chiến khu Việt Bắc lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

 

 

vb202250

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bản đồ Chiến Khu Việt Bắc  thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) .

 

 

 

vb202298

 

 

 

 

 

 

Nhân dân đan sọt để dùng vận chuyển gạo và vũ khí phục vụ tiền tuyến trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

 

 

vb202295

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một bữa cơm cùng đồng bào, chiến sỹ tại chiến khu Việt Bắc thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp  .

 

 

 

vb2022104

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng cán bộ ở chiến khu Việt Bắc tăng gia sản xuất trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

vb2022106

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vườn sắn tự túc của cán bộ miền Tây Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

 

vb2022108

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các chiến sĩ thông tin phục vụ chiến đấu trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

 

vb2022114

 

 

 

 

 

 

 

 

Buổi học văn hóa của bộ đội bên bờ sông Thao - Phú Thọ - trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

 

vb2022115

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp bình dân học vụ của nhân dân xã Mỹ Hậu - huyện Cái Bè - tỉnh Mỹ Tho - trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

 

vb2022116

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp bình dân học vụ của đồng bào các dân tộc miền núi trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

 

vb2022152

 

 

 

 

 

 

 

 

Đội nữ du kích Nam Bộ có nhiều thành tích trong chiến đấu và sản xuất thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

 

 

vb2022153

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đội thiếu nhi du kích Đình Bảng - Bắc Ninh - trong kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

 

vb202258

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban chỉ huy Trung Đoàn Thủ Đô (sau thuộc Sư đoàn 308 - Đại Đoàn Quân Tiên Phong) bàn kế hoạch tác chiến trong những ngày toàn quốc kháng chiến. Sau 9 năm, cũng chính những người lính của Trung đoàn đã trở về tiếp quản thủ đô , ngày 10/10/1954 .

 

 

 

vb2022118

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động thông tin triển lãm tại thị xã Thái Nguyên nhân ngày kỷ niệm Cách Mạng Tháng Tám trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp .

 

 

 

vb2022120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các nghệ sĩ biểu diễn tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

 

vb202274

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh và bác Võ Nguyên Giáp trên đường đi công tác ở Chiến Khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp  .

 

 

vb202240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi ở của bác Hồ di chuyển theo các trận đánh, có khi chỉ là túp lều cỏ dựng tạm vài hôm .

 

 

 vb2022125

 

 

 

 

 

Vở học bằng mo cau học sinh trường Hàn Thuyên - Bắc Ninh - dùng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

vb2022124

 


 

 

 

 

 

 

 

Vở học văn hóa của anh hùng quân đội Đinh Núp và chiến sĩ nuôi quân Hồ Rê, người dân tộc ở Tây Nguyên khi học tại trường Phổ Thông Lao Động - Liên Khu 5 (Trung Bộ) .

 

 

 

vb2022127

 

 

 

 

 

 

Một số bài báo trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

 

vb2022126

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số sách xuất bản trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

 

vb2022128

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cuốn lịch sử viết về Nhà Máy Giấy Lửa Việt tại chiến khu Việt Bắc .

 

 

 

 vb2022130

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sách "Đề cương văn hóa" 

Sách giới thiệu đề cương văn hóa của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và lịch sử vận động văn hóa của Đảng. Sách thuộc loại tài liệu nghiên cứu, do Ban Huấn Luyện Trung Ương trong Bộ Tuyên Huấn Trung Ương ấn hành. In tại nhà in Lê Nhuận Chi, tháng 12/1949 .

 

 

 

vb2022135

 

 

 

 

 

 

Một số bản ghi chép, bài thơ của các chiến sĩ cách mạng viết trong thời gian bị thực dân Pháp giam cầm ở Côn Đảo, giai đoạn 1946-1954 . 

 

 

 

vb2022136

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số bản nhạc cách mạng được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp , giai đoạn 1946-1954 .

 

 



Thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951 .

Ngày 19/12/1951, kỷ niệm 5 năm ngày toàn quốc kháng chiến, triển lãm hội họa đã được tổ chức tại chiến khu Việt Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư thăm hỏi các anh chị em họa sĩ . Trong thư Người viết: "Văn hóa cũng là một mặt trận. Anh em là chiến sỹ trên mặt trận ấy. Chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định: tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công - nông - binh. Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng…". Về sáng tác, Người cũng chỉ ra: "Cần thấu hiểu, liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân. Như thế mới bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta…".

 

 

 

 

Thư của họa sĩ Tô Ngọc Vân – Giám đốc Trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Bắc - gửi chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 17/01/1952.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân báo cáo với chủ tịch Hồ Chí Minh : "Anh chị em họa sĩ hân hoan vui mừng khi nhận được chỉ thị của bác về việc vẽ tranh minh họa cho bức thư bác gửi chúc Tết nhân dân và bộ đội. Mặc dù đang ở trong những ngày đầu của lớp nghiên cứu chính trị do Hội Văn Nghệ Việt Nam tổ chức, nhưng mọi người đã động viên và giúp đỡ nhau sáng tác và đã thu thập được hơn 20 bức vẽ , phần lớn là của anh chị em học sinh trường mỹ thuật. Số tranh này, các họa sĩ xin kính gửi lên Bác duyệt và mong được Bác góp ý để tiếp tục học tập tiến bộ hơn nữa, để “tích cực phục vụ nhân dân và phục vụ kháng chiến” .

 

 

vb2022132

 

 

 

 

 

 

Thiết bị của Đài Phát Thanh Tiếng Nói Nam Bộ dùng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1946 - 1954 .

 

 

     vb2022133

 

 

 

 

 


 

 

Đàn do nhạc sĩ Lương Nhân - Phòng Chính Trị - Bộ Tư Lệnh Phân Liên Khu Miền Tây - sáng chế năm 1951, dùng biểu diễn trong đợt tuyên truyền xung phong phục vụ chiến dịch Long Châu Hà - thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

 

 

 

 

 

 

Máy đánh chữ chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

 

Séc ghi tên mua công trái của nhân dân Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

Giấy bạc Việt Nam, phiếu tín dụng do Liên Khu V và Nam Bộ phát hành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

Bản kẽm in tiền của Ngân Hàng Trung Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

 

 

vb202249

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà sàn chủ tịch Hồ Chí Minh ở tại Khuôn Tát - Phú Đình - Định Hóa - Thái Nguyên .

 

 

vb20221

 

 

 

 

 

Việt Bắc không chỉ làm tròn sứ mệnh của “Thủ đô kháng chiến” , mà còn là nơi diễn ra các chiến dịch, các trận đánh lớn của ta , làm thay đổi cục diện trên chiến trường, trong đó có hai chiến thắng vang dội là chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 và chiến thắng biên giới năm 1950 .

Khu di tích lịch sử quốc gia (an toàn khu) - Định Hoá - Thái Nguyên - thuộc quần thể di tích chiến khu Việt Bắc, nơi ghi dấu hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung Ương Đảng và chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).


 

Một số văn kiện , bài viết trong giai đoạn 1945 - 1954

 

vb202244     vb202245

 

 

 

 

 

Tuyên ngôn đối nội và đối ngoại của chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ngày 01/01/1946 .

 

vb202247

 

 

 

 

 

 

 

Biên bản "Hội nghị trung ương từ ngày 24 đến ngày 26/2/1946" về chuẩn bị trường kỳ kháng chiến .

 

 

 

"Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt" ngày 06/3/1946  do chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Sain-te-ny - đại diện của chính phủ Pháp - tại ngôi nhà số 38 Lý Thái Tổ - Hà Nội .

"Hiệp định sơ bộ ngày 06/3/1946" là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên giữa chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chính phủ Pháp. Theo hiệp định, Việt Nam được thừa nhận đứng trong khối liên hiệp Pháp, 15.000 quân Pháp được vào Bắc Bộ và Trung Bộ để thay thế quân Tưởng, hai bên ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam…" .

Theo đó, nước Pháp thực dân lần đầu tiên buộc phải thừa nhận Việt Nam là một nước tự do, có chủ quyền sau hơn 80 năm vốn bị coi là thuộc địa của Pháp .

 

 

 

vb202248

 

 

 

 

Chỉ thị “Hòa để tiến” của ban thường vụ Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương, ngày 09/3/1946.

Chỉ thị giải thích lý do ký "Hiệp định sơ bộ ngày 06/3/1946" hoà với Pháp là để tránh tình thế bất lợi phải chiến đấu cùng một lúc với nhiều kẻ thù, đồng thời khẳng định đây là thắng lợi bước đầu, là giải pháp mang tính tình thế , cần tận dụng thời gian hoà hoãn xây dựng lực lượng để sẵn sàng cho cuộc kháng chiến toàn quốc .

 

 

 

Bút tích ngày 05/11/1946 của chủ tịch Hồ Chí Minh về "Công việc khẩn cấp bây giờ". 

"Trước khả năng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp sắp lan rộng ra cả nước, "Công việc khẩn cấp bây giờ" đề ra những công việc phải gấp rút chuẩn bị để đối phó khi thực dân Pháp cố tình gây ra chiến tranh , toàn dân, toàn quân phải tăng cường đoàn kết, chuẩn bị tốt lực lượng , với những con người có đầy đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước; Phải ra sức đẩy mạnh công tác quân sự, chính trị, kinh tế, đặc biệt phải chú ý về giao thông.... Nếu kháng chiến nổ ra thì sẽ kéo dài, rất gay go và gian khổ, nhưng chúng ta kiên quyết chống chọi thì sẽ thắng lợi..."

 

 

 

vb202246

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bản thảo "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/12/1946 .

 

 

 

 

 

 

 

Mệnh lệnh "Toàn quốc kháng chiến" do ông Võ Nguyên Giáp ký ngày 19/12/1946. Mệnh lệnh "Toàn quốc kháng chiến" như một hồi kèn xung trận, để toàn quân toàn dân xông lên phía trước, chống trả lại thực dân Pháp, giành thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. 

 

 vb202249

 

 

 

 

 

 

Chỉ thị ngày 20/12/1946 của chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa , kêu gọi cả nước kháng chiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo của Đoàn Thanh Niên Khu X về tình hình một năm kháng chiến, ngày 15/12/1947 .

 

 

vb202271

 

 

Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" của tác giả X.Y.Z . Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc. Tác phẩm này được Người viết và hoàn thành tại Điềm Măc - Định Hóa - Thái Nguyên.

Tác phẩm được bác viết tại Làng Vang -xã Liên Minh - huyện Võ Nhai - Thái Nguyên), hoàn thành tháng 10/1947 tại đồi Khau Tý - xã Điềm Mặc - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên.

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo của Đoàn Thanh Niên Khu X về tình hình một năm kháng chiến, ngày 15/12/1947 .

 

vb2022102

 

 

 

 

 

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 11/6/1948.

Đây là văn kiện khởi nguồn và mở ra một phong trào hành động thiết thực thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc, tạo nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng. Thi đua ái quốc nhằm ba mục đích: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Tức là làm cho nhân dân no ấm, biết chữ, làm cho tổ quốc được độc lập, tự do .

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo của Liên Khu Ủyy 1 về tình hình dân quân Liên Khu 1 và các tổ chức dân quân, du kích trong toàn khu sau 16 tháng kháng chiến, ngày 31/7/1948 .

 

 

vb2022112      vb2022113

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ thị của Liên Khu Uỷ X về cổ động mua công phiếu kháng chiến, ngày 24/9/1948 .

 

 

 

vb202272

 

 

 

 

 

 

Bài báo "Dân vận" của tác giả X.Y.Z (bút danh của chủ tịch Hồ Chí Minh) đăng trên báo Sự Thật, số 120, ngày 15/10/1949.

Bái báo được bác viết ở thời điểm có những chuyển biến mới, đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến .

 

 

 

 

vb202289      vb202290

 

 

 

 

 

Chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Bắc Cạn về động viên toàn dân tham gia kháng chiến để thực hiện nhiệm vụ buộc địch ra khỏi Bắc Kạn, ngày 23/4/1949 .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông điệp ngày 18/01/1950 của bộ trưởng Bộ Ngoại Giao - nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa - Chu Ân Lai thông báo về việc nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa .

 

 

 

 

 

 

 

Thông điệp ngày 30/01/1950 của bộ trưởng Bộ Ngoại Giao - Liên Bang Xô Viết - A.Vychinsky thông báo về việc Liên Bang Xô Viết công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa .

 

 

 

 

 

 

 

 

Diễn văn khai mạc đại hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ II của Đảng do đồng chí Tôn Đức Thắng - đọc trong đại hội , tháng 02/1951 .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bản dự thảo báo cáo chính trị đại hội lần thứ II của Đảng tháng 2/1951. Bản dự thảo được viết tháng 8/1949 .

 

 

 

 

 

 

 

 

Bản dự thảo tóm tắt đề cương chính trị của Trung Ương trình đại hội lần thứ II của Đảng .

      

 

 

 

 

 

Báo cáo ngày 30/12/1950 của Liên Khu Ủy Việt Bắc tóm tắt tình hình Liên Khu Việt Bắc trong 4 năm kháng chiến từ tháng 12/1946 đến 12/1950, kèm theo bảng thống kê, sơ đồ, biểu đồ, báo cáo để làm tài liệu tham khảo cho đại hội Đảng lần thứ II .

 

 

 

 

 

 

Tập nhật ký và bút ký của họa sĩ Diệp Minh Châu ký họa hình ảnh các đại biểu tham dự đại hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ 2 của Đảng họp tại xã Vinh Quang - huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang, tháng 2/1951. Trên mỗi bức ký họa có chữ ký của từng đại biểu .

 

 

 

 

 

 

 

 

Sách “Kháng chiến nhất định thắng lợi” do ông Trường Chinh soạn thảo, năm 1951 .

 vb2022101

 

 

 

 

 

 

 

 

Huấn thị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại Hội Toàn Quốc Thống Nhất Việt Minh - Liên Việt, ngày 03/3/1951 .

 

 

 vb202291       vb202292

 

 

 

 

 

Chỉ thị của ban chấp hành Đảng Bộ Cao Bằng về sửa soạn bầu cử hội đồng nhân dân và Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến khóa III, ngày 11/3/1951 .

 

 

vb202293     vb202294 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo của Liên Khu Ủy Việt Bắc về kết quả học tập trường kỳ kháng chiến tự lực cánh sinh, ngày 27/02/1953 .

 

 

 

 

 

 

Báo cáo của đồng chí Võ Nguyên Giáp tại Hội Nghị Cán Bộ Địch Hậu Bắc Bộ, ngày 3/10/1953 về giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh sau lưng địch, phá tan âm mưu mới của địch ở đồng bằng Bắc Bộ .

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo ngày 6/12/1953 của tổng quân ủy trình Bộ Chính Trị , về phương án tác chiến mùa xuân năm 1954 .

 

 

 

 

 

Thư ngày 30/1/1954 của đại tướng Võ Nguyên Giáp xin ý kiến về chủ trương tác chiến mới ở Điện Biên Phủ và ở từng chiến trường .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điện ngày 14/3/1954 của đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến thắng đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ .

 

 

vb202229 

 

 

 

 

Lệnh ngày 13/3/1954 của đại tướng Võ Nguyên Giáp mở đợt tấn công đầu tiên và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ .

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ thị ngày 26/3/1954 của ban bí thư về việc nhân đà thắng lợi của ta , ra sức đẩy mạnh công tác vùng bị tạm chiếm .

 

 

 

 

 

 

 

Nghị quyết ngày 19/4/1954 của Bộ Chính Trị về tiếp tục vận động nhân lực ... cho mặt trận Điện Biên Phủ để giành toàn thắng .

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ thị tiếp quản ngoại thành Hà Nội , ngày 1/8/1954 .

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ thị về việc vận động viên chức tiếp quản Hà Nội , ngày 14/8/1954 .

 

 

 

 

 

 

Chỉ thị về vận động nhân dân hoan nghênh bộ đội tiếp quản Hà Nội , ngày 6/10/1954 .

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ thị về công tác tiếp quản Hà Nội , ngày 8/10/1954 .

 

 

Tranh cổ động giai đoạn 1945 - 1954 : 

        Tranh tuyên truyền, cổ động , giai đoạn 1946 - 1954 , thể hiện những chủ trương, chính sách, đường lối lãnh đạo của Đảng, nhà nước ; các hoạt động đấu tranh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Tranh tuyên truyền cổ động thời kỳ này chủ yếu được in thủ công trên đá, bản khắc gỗ, với ngôn ngữ tạo hình khỏe khoắn, lối biểu đạt rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dễ truyền tải tới mọi tầng lớp nhân dân và được xem là “vũ khí” tuyên truyền hiệu quả, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc kháng chiến  .

 

 

 

vb2022129

 

 

 

 

"Bác Hồ với thiếu nhi Trung - Nam - Bắc"

Tranh lụa của họa sĩ Diệp Minh Châu

Năm sáng tác: 1947

Ngày 2/9/1947, tại hội chợ mừng lễ độc lập ở chiến khu Đồng Tháp Mười, khi được nghe lại lời Bác đọc tuyên ngôn độc lập, nghe tốp ca thiếu nhi hát bài "Ca ngợi Hồ chủ tịch" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, giữa mênh mang sóng nước chiến khu, cảm xúc dâng trào, họa sĩ Diệp Minh Châu đã vẽ chân dung Bác Hồ với ba em bé đại diện cho thiếu nhi 3 miền Bắc Trung Nam. Bức tranh là sự minh chứng về tình cảm của nhân dân Việt Nam với bác Hồ, niềm tin mãnh liệt vào ngày kháng chiến thắng lợi, Nam Bắc xum họp một nhà

 

 

vb2022137

 

 

 

 

 

Tranh cổ động phong trào “Mùa đông binh sĩ”

Phòng Thông Tin huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên - phát hành .

Thời gian sáng tác: năm 1946

Kỹ thuật chế tác   : In khắc gỗ

Chất liệu              : Giấy

Kích thước            : 42cm x 25,7cm

 

 

Tranh cổ động phong trào “Mùa đông binh sĩ”

Sở Thông Tin Liên Khu X , gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phúc Yên, Vĩnh Yên, phát hành. 

Thời gian sáng tác  : năm 1946

Kỹ thuật chế tác     : In đá

Chất liệu                : Giấy dó

Kích thước              : 42cm x 26cm

 

 

 vb2022138

 

 

 

 

 

"Cương quyết giữ vững Việt - Bắc"

Ty Thông Tin Tỉnh Lạng Sơn in và phát hành.

Họa sĩ                  : Tám Dậu

Thời gian sáng tác : năm 1947

Kỹ thuật chế tác    : In đá

Chất liệu               : Giấy

Kích thước             : 19,5cm x27 cm

 

 

 

vb2022141

 

 

 

 

 

 

Tranh cổ động tỉnh Gia Định phát hành, tuyên truyền thắng lợi của quân dân Việt Nam.

Thời gian sáng tác: Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

Kỹ thuật chế tác  : In đá

Chất liệu             : Giấy 

Kích thước          : 28,3cm x 19,8cm

 

 

 

vb2022140 

 

 

 

 

Tranh cổ động tỉnh Bắc Giang phát hành để cổ động nhân dân chống lại chính sách của địch.

Thời gian sáng tác  : Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp .

Kỹ thuật chế tác : In trên đá

Chất liệu            : Giấy dó

Kích thước         : 29cm x 39cm

 

 

 

vb2022144

 

 

 

 

Tranh cổ động huyện đội dân quân huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang - phát hành, kêu gọi binh lính người Việt trong hàng ngũ quân đội Pháp quay về cùng nhân dân giết giặc.

Thời gian sáng tác : Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Kỹ thuật chế tác  : In đá

Chất liệu             : Giấy dó

Kích thước          : 39,5cm x24cm

 

 

 

vb2022142 

 

 

 

 

Tranh cổ động Ty Thông Tin Tỉnh Tuyên Quang phát hành cổ động thanh niên hăng hái tòng quân để thực hiện nhiệm vụ tổng phản công.

Thời gian sáng tác  : năm 1950

Kỹ thuật chế tác    : In đá

Chất liệu               : Giấy 

Kích thước             : 63,5cm x 44,5cm

 

 

 

 vb18

 

 

 

 

Tranh cổ động của Liên Khu V phát hành, để tuyên truyền chiến thắng của quân dân Việt Nam tại chiến trường Bắc Tây Nguyên, từ 27/12/1953 đến 27/7/1954.

Thời gian sáng tác : năm 1954

Kỹ thuật chế tác   : In đá

Chất liệu              : Giấy 

Kích thước            : 40,8cm  x 27cm

 

 

vb202237

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Áp phích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày 07/5/1954 .

 

 


Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Người chịu trách nhiệm nội dung website : NGÔ LAN HƯƠNG 

Điện thoại :  0923146236 hoặc 0372490711 hoặc 0931403929

Email : huongqc2012@gmail.com ; huongquangcao2012@gmail.com và quangcao2012web@gmail.com 

_________________________________________________________

Bạn đọc vui lòng thanh toán :

Tiền công cung cấp thông tin 50.000đ/tin/người đọc .  

Thông tin trên website giúp bạn đọc tìm được đối tác thầu xây dựng hoặc dự án đầu tư thì website thu phí 1% giá trị thỏa thuận hoặc hợp đồng các bên đạt được

Đối với các hợp đồng mua bán tranh hoặc tâc phẩm nghệ thuật khác , tiền công giúp bạn đọc tìm được đối tác là 5% giá trị thỏa thuận hoặc hợp đồng các bên đạt được

Đối với các hợp đồng mua bán khác , tiền công giúp bạn đọc cung cấp thông tin , tìm được đối tác là 5%  giá trị thỏa thuận , giá trị hợp đồng các bên đạt được

Số tiền công yêu cầu bạn đọc thanh toán không bao gồm chi phí giới thiệu biết website quangcao2012.com, thongtinvaquangcao.com  và không bao gồm phí thanh toán tiền qua ngân hàng;

Đề nghị thanh toán tiền phí như sau : 40% hoặc 50% tiền phí sau ngày ký hợp đồng 01 ngày , số còn lại thì thanh toán khi các bên kết thúc hợp đồng .

Chủ tài khoản : Ngô Lan Hương

Số tài khoản : 0721000665214  - Vietcombank Tp.HCM

Hoặc Công Ty TNHH Một Thành Viên www.quangcao2012.com Tại TPHCM 

Tài khoản : 1036435433 - Vietcombank TP.HCM 

Web và công ty không thuê cá nhân , tổ chức nhắc thanh toán tiền hoặc thu tiền hộ.  

Đề nghị bạn đọc ghi cụ thể "tên bài, mục đăng,...", hoặc "tìm được đối tác , tìm được khách hàng" khi thanh toán tiền

___________________________________________________________

 


thuocdao2

thuocdao