Đang truy cập: 85
Trong ngày: 351
Trong tuần: 6131
Lượt truy cập: 3755713

Lượt xem: 560

hnsyvn        Hội Âm Nhạc Tp.HCM        LH Các Hội Văn Học , Nghệ Thuật Tp.HCM       LH Các Hội Văn Học , Nghệ Thuật Việt Nam 

Sở VH Và TT Tp.HCM       Sở DL Tp.HCM        UBND Tp.HCM         Vp UBND Tp.HCM       Cổng TT ĐT

NVH Phụ Nũ Tp.HCM

 

         Nhạc sỹ Trần Xuân Tiến 

 

        Nhạc sỹ Trần Xuân Tiến sinh năm 1948, là nhạc sỹ, nhà phê bình và nghiên cứu âm nhạc . Hiện nay nhạc sỹ Trần Xuân Tiến là hội viên Hội Nhạc Sỹ Việt Nam , hội viên Hội Âm Nhạc Tp.HCM , ủy viên ban chấp hành Liên Hiệp Các Hội Văn Học , Nghệ Thuật Tp.HCM . Sinh ra và lớn lên ở Quảng Ngãi, sau khi đậu tú tài toàn phần, năm 1968, nhạc sỹ Trần Xuân Tiến vào Sài Gòn và theo học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn - nghành văn chương Việt Nam. Từ năm 1970, nhạc sỹ Trần Xuân Tiến tham gia phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" đó Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định - lãnh đạo ,  tham gia Thành Đoàn Thanh Niên Giải Phóng... Có giọng hát tốt, nhạc sỹ Trần Xuân Tiến tham gia hát, lĩnh xướng trong những chương trình văn nghệ của phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe", hát trong Đoàn Văn Nghệ Học Sinh - Sinh Viên của trường đại học, Đoàn Văn Nghệ Thanh Niên, Học Sinh, Sinh Viên Quảng Ngãi...  Sau đó, do một số nhạc sỹ phải chuyển vào vùng giải phóng như nhạc sỹ Tôn Thất Lập , nhạc sỹ Trần Long Ẩn, nhạc sỹ Trương Quốc Khánh , Nguyễn văn Sanh, Nguyễn Tuấn Kiệt. Nhạc sỹ Trần Xuân Tiến có được giấy hoãn quân dịch, nên ông ở lại Sài Gòn và được cử làm đoàn trưởng Đoàn Văn Nghệ Sinh Viên Sài Gòn, đoàn trưởng Đoàn Văn Nghệ Sinh Viên Văn Khoa ... Những bài hát được tập và biểu diễn trong thời gian này là những bài của những nhạc sỹ tham gia phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe", nhạc sỹ trong miền Nam sáng tác . Nhạc sỹ Trần Xuân Tiến cho biết , nghe đài giải phóng phải nghe lén , nội dung bài hát trong giai đoạn trước 30/4/1975 còn phải đối phó sự bắt bớ, xét hỏi của cảnh sát ngụy, nên không có những bài sáng tác ở miền Bắc trong chương trình biểu diễn và khi biểu tình . Giai đoạn trước 30/4/1975, có khoảng 200 bài hát do các nhạc sỹ trong miền Nam sáng tác cho phong trào sinh viên, học sinh chống chế độ Mỹ ngụy ở miền Nam , tuyên truyền tinh thần yêu nước , kêu gọi hòa bình, kêu gọi lòng yêu nước , thống nhất đất nước , bảo vệ văn hóa dân tộc , chống lai căng , đồi trụy... , có khoảng trên 30 bài đã được dàn dựng , tập cho mọi người và biểu diễn . Trong thời gian này, nhạc sỹ Trần Xuân Tiến hát, lãnh đạo phong trào & sáng tác.
         Sau ngày 30/4/1975, nhạc sỹ Trần Xuân Tiến tiếp tục làm công tác Đoàn và là trưởng đoàn Đoàn Văn Nghệ Học Sinh - Sinh Viên Sài Gòn , thời gian này , Đoàn Văn Nghệ Học Sinh - Sinh Viên Sài Gòn đổi tên thành Đoàn Văn Nghệ Thành Đoàn , biểu diễn phục vụ công tác thanh niên , bộ đội , người dân trong và ngoài thành phố . Nhạc sỹ Trần Xuân Tiến đưa đoàn đi biểu diễn không chỉ trong nội thành, mà đoàn còn biểu diễn các chương trình văn nghệ cho đồng bào ngoại thành và ở các địa phương khác. Năm 1977 , Đoàn Văn Nghệ Thành Đoàn giải thể, nhạc sỹ Trần Xuân Tiến chuyển công tác về Thành Đoàn Tp.HCM , tham mưu hoạt động của Nhà Văn Hóa Thanh Niên . Năm 1982, nhạc sỹ Trần Xuân Tiến được kết nạp Đảng. Năm 1986 -1991, nhạc sỹ Trần Xuân Tiến theo học Nhạc Viện Tp.HCM - khoa lý luận và sáng tác, ra trường, ông về lại Thành Đoàn Tp.HCM , ông làm phó ban tư tưởng , văn hóa Thành Đoàn Tp.HCM . Ông tham gia thành lập Nhà Văn Hoá Thiếu Nhi Tp.HCM , thành lập đoàn biểu diễn thiếu nhi của Nhà Văn Hoá Thiếu Nhi, thành lập Nhà Văn Hoá Thanh Niên Tp.HCM . Ông từng đưa đoàn biểu diễn thiếu nhi của Nhà Văn Hoá Thiếu Nhi ra Hà Nội biểu diễn và được khen ngợi . Năm 1995, ông ngừng công tác ở Thành Đoàn Tp.HCM , ông chuyển về Thành Ủy TpHCM và được phân công tham gia ban quản lý dự án xây dựng khu văn hoá các dân tộc . Dự án không được duyệt , năm 1997 ông chuyển về Đài Tiếng Nói Nhân Dân Tp.HCM . Ông làm trưởng ban biên tập Ban Văn Nghệ Đài Tiếng Nói Nhân Dân Tp.HCM. Ông là trưởng ban tổ chức chương trình giọng ca cải lương phát sóng vào chiều thứ 7 hàng tuần, ông làm phụ trách "Chương trình tuyển chọn giọng ca hay hàng tuần" phát sóng sáng chủ nhật , chương trình này đã bổ sung đội ngũ ca sỹ cho thành phố . Ông làm giám khảo cuộc thi tiếng hát phát thanh của đài và phụ trách chương trình "Làn sóng xanh" . Từ năm 2006 , ông chuyển về Thành Ủy Tp.HCM , làm trưởng phòng văn hoá, văn nghệ. Công việc thời gian này của ông là lãnh đạo phong trào văn hóa , văn nghệ trong thành phố , tham mưu về âm nhạc, phụ trách nội dung , tư tưởng lĩnh vực văn hóa , nghệ thuật ... Đồng thời , ông tham gia là báo cáo viên về văn hoá , nghệ thuật cho những buổi nói chuyện chuyên đề về âm nhạc. Ông còn kiêm công việc ủy viên hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Tp.HCM , ủy viên hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương . Ông tham gia công việc kiểm tra, thanh tra lĩnh vực văn hóa , nghệ thuật . Đến năm 2010 thì ông nghỉ hưu và hiện nay , ông là ủy viên ban chấp hành Liên Hiệp Các Hội Văn Học, Nghệ Thuật Tp.HCM và là hội viên Hội Nhạc Sỹ Việt Nam .
         Công việc nhiều và bận rộn, ông không ngừng sáng tác. Cùng năng khiếu , quan điểm trong sáng tác những bài hát "dễ nhớ, dễ thuộc" đã theo ông từ những bản nhạc đầu tay - năm 1963 - cho đến sau này . Bài hát đâu tay của ông là bài "Hái ổi", bài hát này được ông sáng tác năm 1963 , sau khi nghe khách đến nhà kể chuyện về miền Nam , bài hát này dành cho thiếu nhi. Bài "Em tôi" ông sáng tác năm 1963, sau buổi thăm nhà bạn học nữ tên Xuân , thấy vẻ đẹp riêng của bạn gái và khung cảnh trữ tình của vùng ngoại thành . Những tác phẩm sáng tác cho thiếu nhi có bài hát "Lời chim hót" ông viết năm 1973, bài hát "Em nhớ ơn Bác Hồ" - sáng tác năm 1975, bài "Thành phố Bác Hồ - thành phố của em" được ông viết năm 1995, bài hát "Ngày khai trường" được ông viết năm 1997. Những tác phẩm cho thanh niên, quan điểm của ông là bài hát không chỉ dễ nhớ , dễ thuộc , thì phải có nội dung tư tưởng . Bài hát "Tuổi 20" ông sáng tác năm 1970 , khi xác định hướng đi vào lý tưởng cho tương lai. Bài "Đường phố ta hôm nay" ông viết năm 1972 , trong cuộc biểu tình nhân đám tang sinh viên Phạm Hạnh - Trường Đại Học Vạn Hạnh - chết vì chế độ huấn luyện quán sự học đường của Mỹ - Thiệu. Bài "Quanh lửa hồng" , "Bài hát chia tay", ông viết trong dịp sinh hoạt hội trại sinh viên văn khoa Sài Gòn tại Vũng Tàu , năm 1972. Bài "Trung học Trần Quốc Tuấn hành khúc" được ông sáng tác dịp Tết năm 1973 , khi ông về Quảng Ngãi và được thầy Nguyễn Khoa Phương - hiệu trưởng Trường Trung Học Trần Quốc Tuấn đề nghị. Bài "Hát mừng quê hương thống nhất" được ông viết tháng 1/1975, sau khi được thông báo về chiến dịch Hồ Chí Minh - giải phóng miền Nam. Bài "Bài ca tuổi trẻ" của ông được hât trong ngày xuất quân thanh niên xung phong , ngày 28/3/1976 , tại sân vận động Thống Nhất Tp.HCM. Bài "Ánh sáng niềm tin" ông viết vào mùa hè 1993, dành cho chiến sỹ "Mùa hè tình nguyện" của Thành Đoàn Tp.HCM ra quân đợt đầu tiên . Bài "Tuổi trẻ miền Đông" ông viết năm 1994 , là bài hát chính thức của "Liên hoan thanh niên tiên tiến 6 tỉnh miền Đông Nam Bộ lần 1 - năm 1994. Bài "Hương ca" ông viết tặng vợ. Bài "Bài ca tuyên giáo Tp.HCM" được ông viết năm 2020, kỷ niệm 90 năm nghành tuyên giáo của Đảng ... Có một số bài ông viết cùng con gái - nhạc sỹ Trần Xuân Mai Trâm. Tính đến nay, nhạc sỹ Trần Xuân Tiến sáng tác được khỏang 100 bài cho thiếu nhi, gần 200 bài hát thanh niên, bài hát về Đảng, về phong trào của thành phố, phong trào của thành ủy Tp.HCM ... Năm 1998, Nhà Xuất Bản Trẻ - 161B Lý Chính Thắng - Q.3 - Tp.HCM đã xuất bản tập nhạc thiếu nhi , gồm 52 bài hát dành cho thiếu nhi mà ông sáng tác từ năm 1963 đến năm 1998. Tập nhạc mang tên " 300 năm thành phố của em". Năm 2021, Nhà Xuất Bản Trẻ đã xuất bản quyển "Tổ quốc yêu thương" , gồm 100 ca khúc ông sáng tác từ năm 1963 đến năm 2020 . Quyển nhạc gồm 3 chương, "Bài ca tuổi trẻ", "Tình ca quê hương", " Ca khúc trữ tình" , gồm 100 bài hát về thanh niên, quê hương ... Nhạc sỹ Tôn Thất Lập, nhạc sỹ Thế Bảo, nhạc sỹ Nhất Sinh, nhà báo Dương Thanh Truyền , nhạc sỹ Trần Xuân Tiên - em trai ông và là chủ tịch Hội Văn Học, Nghệ Thuật Tỉnh Quảng Ngãi - đã viết bài cho quyển nhạc "Tổ quốc yêu thương" của ông.
        Nhạc sỹ Trần Xuân Tiến cho biết , ông thích nhạc cách mạng, thích nhạc miền Bắc, thích những bài hát về quê hương , đất nước . Ông tham gia nói chuyện chuyên đề về âm nhạc, riêng chuyên đề "Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong âm nhạc" là chuyên đề mà ông đã nói chuyện cho khoảng trên 30 cơ quan trong và ngoài Tp.HCM , tính từ năm 1992 đến nay. Tuy đã 74 tuổi, ông vẫn giữ được giọng hát tốt, thuộc nhiều bài hát trước và sau 30/4/1975, nên trong một số buổi nói chuyện chuyên đề âm nhạc, ông tự hát để minh hoạ . Ông đã được nhận kỷ niệm chương " Vì sự nghiệp âm nhạc" của Hội Nhạc Sỹ Việt Nam , được Nhà Văn Hoá Thanh Niên ghi nhận "Nhạc sỹ Trần Xuân Tiến - Nghệ sỹ vì cộng đồng"...

 

 

 

nsytxt1

 

 

 

 

 

 

Nhạc sỹ Trần Xuân Tiến trong buổi nói chuyện chuyên đề tại Nhà Văn Hóa Phụ Nữ Tp.HCM - Cơ sở 2 - số 2 Nguyễn Đổng Chi Q.7 - Tp.HCM .

Ngày 15/10/2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nsytxt3

 

      Tập nhạc  52 bài hát thiếu nhi của nhạc sỹ Trẫn Xuân Tiến sáng tác trong thời gian 1963 - 1998 .

 

 

 

 

nsytxt2

 

        Tuyển tập 100 ca khúc của nhạc sỹ Trần Xuân Tiến sáng tác trong thời gian 1963 - 2020 .

 

ĐT Nhạc sỹ Trần Xuân Tiến : 0913903098

 

Lan Hương 

 


Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Người chịu trách nhiệm nội dung website : NGÔ LAN HƯƠNG 

Điện thoại :  0923146236 hoặc 0372490711 hoặc 0931403929

Email : huongqc2012@gmail.com ; huongquangcao2012@gmail.com và quangcao2012web@gmail.com 

_________________________________________________________

Bạn đọc vui lòng thanh toán :

Tiền công cung cấp thông tin 50.000đ/tin/người đọc .  

Thông tin trên website giúp bạn đọc tìm được đối tác thầu xây dựng hoặc dự án đầu tư thì website thu phí 1% giá trị thỏa thuận hoặc hợp đồng các bên đạt được

Đối với các hợp đồng mua bán tranh hoặc tâc phẩm nghệ thuật khác , tiền công giúp bạn đọc tìm được đối tác là 5% giá trị thỏa thuận hoặc hợp đồng các bên đạt được

Đối với các hợp đồng mua bán khác , tiền công giúp bạn đọc cung cấp thông tin , tìm được đối tác là 5%  giá trị thỏa thuận , giá trị hợp đồng các bên đạt được

Số tiền công yêu cầu bạn đọc thanh toán không bao gồm chi phí giới thiệu biết website quangcao2012.com, thongtinvaquangcao.com  và không bao gồm phí thanh toán tiền qua ngân hàng;

Đề nghị thanh toán tiền phí như sau : 40% hoặc 50% tiền phí sau ngày ký hợp đồng 01 ngày , số còn lại thì thanh toán khi các bên kết thúc hợp đồng .

Chủ tài khoản : Ngô Lan Hương

Số tài khoản : 0721000665214  - Vietcombank Tp.HCM

Hoặc Công Ty TNHH Một Thành Viên www.quangcao2012.com Tại TPHCM 

Tài khoản : 1036435433 - Vietcombank TP.HCM 

Web và công ty không thuê cá nhân , tổ chức nhắc thanh toán tiền hoặc thu tiền hộ.  

Đề nghị bạn đọc ghi cụ thể "tên bài, mục đăng,...", hoặc "tìm được đối tác , tìm được khách hàng" khi thanh toán tiền

___________________________________________________________

 


thuocdao2

thuocdao